[ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn Share Info » Hóa học » Bài tập Hóa học 8 » CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (Dạng 2: Tính phân tử khối)
CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
chugatrongchoaiDate: Chủ Nhật, 2013/07/07, 11:17 AM | Message # 1
Tân Binh đạt Huy chương
Nhóm: Sáng lập viên
Bài viết: 220
Huy chương: 9
Phương pháp:

Cách tính PTK: là tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử.

Căn cứ vào KHHH, biết được nguyên tử khối rồi nhân với số nguyên tử của KHHH đó + sang KHHH thứ hai tương tự như vậy….
Chẳng hạn phân tử gồm nA và mB thì PTK = a . n + b . m (với a, b là nguyên tử khối của A và B).
Chú ý:
Đề yêu cầu tính PTK của phân tử có công thức hóa học, ta cũng tính tương tự như cách trên. (công thức hóa học (CTHH) sẽ học ở bài 9, nhưng ở bài này chúng ta cứ làm quen trước).

- Dạng 1: AnBm = a . n + b . m (với a, b là NTK của A và B).

- Dạng 2: An(BCt)m có 2 cách làm:

Cách 1: An(BCt)m = a . n + (b + c . t).m
(với a, b,c là NTK của A, B, C)

Cách 2: An(BCt)m = a . n + b . m + c . t . m

Cứ thế khái quát lên cách làm cho các dạng khác ví dụ Ca(HCO3)2

Ví dụ

Tính PTK của natri sunfat gồm (2Na, 1S, 4O)

ð PTK = 23 x 2 + 32 + 4 x 16 = 142

(nhớ là 1 có thể nhân hoặc không nhân).

Tính PTK của Fe2(SO4)3

ð Fe2(SO4)3 = 56 . 2 + (32+16.4).3 = 400

Tính PTK của Al(HCO3)3

ð Al(HCO3)3 = 27 + (1+12+16.3).3 = 210

Bài tập vận dụng

Bài 1
Tính phân tử khối của các phân tử sau:
a) Khí hidro (2H)
b) Ozon O3
c) Nước (2H; 1O)
d) Nước vôi trong (1Ca, 2O, 2H)
e) Magie photphat (3 Mg, 2P, 8O)

Bài 2
Tính PTK các chất có CTHH sau:

- Nhấn để xem:


Chữ ký: http://windowsworld.ucoz.com/
http://shareinfo.ucoz.org/
https://www.facebook.com/hdoantrannam
 
Diễn đàn Share Info » Hóa học » Bài tập Hóa học 8 » CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (Dạng 2: Tính phân tử khối)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Chat ()